Thạc sĩ

Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật điện

I. Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra

1.1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

Kết thúc khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện, người học có trình độ chuyên môn sâu, có phương pháp tư duy hệ thống, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, có kỹ năng thực hành tốt, có khả năng làm chủ các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật điện, đủ năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành điện. Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện có khả năng nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm và có tính hội nhập cao.

Mục tiêu cụ thể:

PEO1: Có kiến thức tổng hợp và nâng cao về các nguyên lý, học thuyết cơ bản trong lĩnh vực Kỹ thuật điện để ứng dụng vào thực tế sản xuất;

PEO2: Có khả năng áp dụng được công nghệ mới về kỹ thuật điện vào các lĩnh vực sản xuất điện; thiết bị điện; phân phối điện; biến đổi và sử dụng năng lượng điện

PEO3: Có kỹ năng làm việc trong một tập thể đa ngành, đáp ứng yêu cầu thực tế đa dạng của ngành Kỹ thuật điện

PEO4: Có khả năng tư vấn và phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ, chủ trì, điều hành các hoạt động khoa học, tổ chức các hoạt động nghề nghiệp phù hợp.

PEO5: Có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tiếp tục học ở bậc Tiến sĩ.

1.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (SO)

Mã SO

Nội dung chuẩn đầu ra

Đối sánh với mục tiêu đào tạo cụ thể

PEO 1

PEO 2

PEO 3

PEO 4

PEO 5

Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết

SO 1

Có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành Kỹ thuật điện

X

X

SO 2

Hiểu được các kiến thức liên ngành có liên quan như: điều khiển, truyền thông, tự động hóa, kỹ thuật máy tính

X

X

SO 3

Có kiến thức chung về quản trị và quản lý thuộc chuyên ngành Kỹ thuật điện

X

X

X

Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử

SO 4

Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin

X

X

X

SO 5

Có khả năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng và khác ngành

X

X

X

SO 6

Có kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến

X

X

X

SO 7

Có kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo để ứng dụng trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

X

X

X

SO 8

Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

X

X

X

Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

SO 9

Có khả năng nghiên cứu và đưa ra những sáng kiến quan trọng

X

X

SO 10

Có khả năng thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác

X

X

SO 11

Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

X

X

X

SO 12

Quản lý, đánh giá và cải tiến được các hoạt động chuyên môn

X

X

1.3. Tiêu chí đánh giá (PI)

Mã SO

Mã PI

Nội dung tiêu chí đánh giá

SO 1

PI 1.1

Trình bày được kiến thức thực tế, các nguyên lý, học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện

PI 1.2

Ứng dụng được các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật điện để giải quyết các bài toán cụ thể trong thực tế

SO 2

PI 2.1

Vận dụng được các kiến thức thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện để giải quyết các vấn đề thực tế

PI 2.2

Ứng dụng được các kiến thức liên ngành để hỗ trợ, phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

SO 3

PI 3.1

Trình bày được các kiến thức về quản lý năng lượng

PI 3.2

Có khả năng quản lý các dự án kỹ thuật

SO 4

PI 4.1

Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học

PI 4.2

Có khả năng nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm và phát triển liên tục năng lực chuyên môn

SO 5

PI 5.1

Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng và khác ngành

PI 5.2

Có kỹ năng quản lý điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển

SO 6

PI 6.1

Hiểu được các kiến thức chung về quản trị và quản lý

PI 6.2

Có kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp

SO 7

PI 7.1

Có khả năng vận dụng các công cụ hỗ trợ nghề nghiệp khác để khai thác tối đa chuyên ngành đã được đào tạo

PI 7.2

Thực hiện được những nghiên cứu một cách độc lập và lãnh đạo nhóm nghiên cứu

SO8

PI 8.1

Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh chuyên ngành

PI 8.2

Có khả năng trình bày trước các hội nghị, hội thảo khoa học và giảng dạy bằng tiếng Anh chuyên ngành

SO 9

PI 9.1

Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

PI 9.2

Có khả năng đề xuất các nghiên cứu độc lập

SO 10

PI 10.1

Phân tích được các vấn đề và đề xuất ý tưởng, phản biện, lựa chọn giải pháp kỹ thuật hay nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật điện

PI 10.2

Có khả năng phối hợp với các chuyên gia để nghiên cứu, ứng dụng, đề xuất, triển khai và thực hiện các vấn đề khoa học, công nghệ mới

SO 11

PI 11.1

Đảm nhiệm được công việc của chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

PI 11.2

Có khả năng tư vấn cho các dự án thiết kế, triển khai

SO 12

PI 12.1

Có đủ khả năng phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm và áp dụng kết quả thực nghiệm trong kỹ thuật điện

PI 12.2

Có kỹ năng cải tiến, phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện

II. Thời gian đào tạo: 1,5 năm

III. Khối lượng giáo dục toàn khoá (tính bằng tín chỉ): 60 tín chỉ

IV. Đối tượng tuyển sinh

Người dự tuyển phải đáp ứng được điều kiện sau:

1. Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học, ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Người dự tuyển có văn bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có chứng nhận về văn bằng tốt nghiệp của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

4. Có đủ sức khỏe để học tập. Hiệu trưởng nhà trường sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển tùy tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học phù hợp.

5. Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ quy định.

6. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của nhà trường.

7. Đối với thí sinh người nước ngoài đăng ký tuyển sinh thực hiện theo Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

Bảng 1. Danh mục ngành đúng/ngành phù hợp

TT

Tên ngành

Mã số

Ghi chú

I

Nhóm ngành đúng

1

Kỹ thuật điện

7520201

II

Nhóm ngành phù hợp

1

Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử

7510301

2

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

7520207

3

Công nghệ Kỹ thuật điện tử - viễn thông

7510302

4

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

7520216

5

Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

7510303

6

Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử

7510203

7

Kỹ thuật Cơ điện tử

7520114

8

Quản lý Năng lượng

7510602

9

Năng lượng tái tạo

7510208

10

Công nghệ Kỹ thuật Năng lượng

7510403

Bảng 2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức (Áp dụng cho đối tượng thuộc nhóm ngành phù hợp)

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

Ghi chú

1

Máy điện

2

2

Vận hành lưới điện phân phối

2

3

Điện tử công suất

2

4

Mạch điện tuyến tính

3

5

Khí cụ điện

2

6

Cung cấp điện

2

V. Quy trình đào tạo

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo học chế tín chỉ.

2. Các khóa học trình độ thạc sĩ được tổ chức tập trung từng kỳ/đợt với điều kiện tổng thời gian tập trung để hoàn thành chương trình phải bằng thời gian theo quy định.

3. Thời khóa biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng lớp học thuộc các khoá học, hình thức và chương trình đào tạo. Kế hoạch giảng dạy và học tập các học phần trong chương trình đào tạo được bố trí vào thứ 7 và chủ nhật trong các tuần của học kỳ. Đảm bảo số giờ giảng đối với mỗi học phần không vượt quá 15 giờ trong một tuần và 04 giờ trong một ngày.

4. Nhà trường quy định quy trình học viên đăng ký học tập trước khi bắt đầu mỗi học kỳ theo từng chương trình đào tạo; khối lượng tín chỉ tối đa và tối thiểu trong mỗi học kỳ học viên được phép đăng ký nhưng tổng số tín chỉ đăng ký tối đa trong một năm học không quá 45 tín chỉ đối với hình thức chính quy và không quá 30 tín chỉ đối với hình thức vừa làm vừa học.

5. Tổ chức giảng dạy các nội dung trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải coi trọng năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo và năng lực độc lập nghiên cứu khoa học, xử lý các vấn đề thực tiễn của học viên.

6. Tổ chức các lớp học trực tuyến với khối lượng học tập không vượt quá 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; bảo đảm chất lượng không thấp hơn so với các lớp học trực tiếp.

7. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi bảo đảm sự tin cậy, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

8. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác, nhà trường thực hiện đào tạo và đánh giá trực tuyến các học phần theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Đầu khóa học, Trung tâm Đào tạo Sau đại học thông báo cho học viên về chương trình đào tạo toàn khóa, đề cương chi tiết các học phần trong chương trình; kế hoạch học tập; kế hoạch kiểm tra, thi, thi lại; thời gian tổ chức bảo vệ và bảo vệ lại đề án tốt nghiệp; các quy định của nhà trường có liên quan đến khóa học.

Đề cương chi tiết học phần có các nội dung: mục tiêu, số tín chỉ, học phần tiên quyết, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, hình thức và phương pháp đánh giá, học liệu của học phần và các nội dung khác theo yêu cầu của học phần và theo quy định của nhà trường.

10. Căn cứ và quy định của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ hiện hành, Hiệu trưởng nhà trường quy định cụ thể các quy trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thông qua đề cương chi tiết học phần và tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ của nhà trường.