Bộ môn kỹ thuật nhiệt

Giới thiệu

Bộ môn Kỹ thuật Nhiệt (tên Bộ môn) có nhiệm vụ đào tạo bậc Đại học với những kiến thức sâu, rộng về các kỹ năng lắp đặt, vận hành, sửa chữa, phân tích, tính toán, thiết kế, hệ thống và thiết bị nhiệt lạnh; nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế .

Ban Chủ nhiệm Bộ môn

Giới thiệu

TS. Phạm Thế Vũ - Trưởng Bộ môn

Điện thoại: 0963576868. Email: vupt@haui.edu.vn

Lĩnh vực, công việc phụ trách:

  • Quản lý Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt
  • Quản lý cơ sở vật chất

Lĩnh vực chuyên môn: Máy lạnh công nghiệp; Thông gió và Điều hòa không khí

Giới thiệu

TS. Nguyễn Vũ Linh - Phó Trưởng Bộ môn

Điện thoại: 0905266696. Email: linh.nv@haui.edu.vn

Lĩnh vực, công việc phụ trách:

  • Phụ trách công tác phát triển Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế

Lĩnh vực chuyên môn: Nhà máy nhiệt điện; Đo lường và Tự động hóa

Bộ môn Kỹ thuật nhiệt được hình thành bởi các nhóm chuyên môn chính sau:

  • Nhóm: Thông gió và ĐHKK (quản lý, giảng dạy các học phần: Truyền Nhiệt; Vật liệu nhiệt - lạnh; Kỹ thuật thông gió và điều hoà không khí; Thực hành lạnh cơ bản; Thực hành máy lạnh dân dụng; Thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí; Ứng dụng PLC trong hệ thống lạnh)
  • Nhóm: Máy lạnh công nghiệp (quản lý, giảng dạy các học phần: Kỹ Thuật Lạnh; An toàn nhiệt - lạnh; Bơm, quạt, máy nén; Vận hành, sửa chữa máy và thiết bị lạnh; Tự động hoá hệ thống lạnh; Thiết kế kho lạnh; Thực hành máy lạnh công nghiệp; Thực hành trang bị điện hệ thống lạnh công nghiệp; Ứng dụng PLC trong hệ thống lạnh)
  • Nhóm: Hệ thống sấy, lò hơi (quản lý, giảng dạy các học phần: Nhiệt động học kỹ thuật; Thiết bị trao đổi nhiệt; Kỹ thuật sấy; Lò hơi và mạng nhiệt; Đo lường nhiệt; Lò công nghiệp; Vận hành Lò hơi và các thiết bị áp lực)

Thông tin cơ bản về Chương trình đào tạo Đại học

- Tên chương trình đào tạo:

Kỹ sư công nghệ Kỹ thuật nhiệt

- Học vị tốt nghiệp:

Cử nhân

- Hình thức đào tạo:

Chính quy

- Khối lượng kiến thức toàn khóa:

145 tín chỉ

- Thời gian đào tạo trung bình:

04 năm (08 học kỳ)

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành công nghệ Kỹ thuật Nhiệt có thể làm việc tại:

  • Các nhà thầu thi công lắp đặt, với vai trò là: tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công các hệ thống nhiệt lạnh và điều hòa không khí;
  • Các nhà máy sản xuất, lắp ráp các thiết bị, hệ thống nhiệt lạnh và điều hòa không khí
  • Bộ phận cơ điện lạnh của các tòa nhà văn phòng, khách sạn, siêu thị, cảng, sân bay, trung tâm thương mại, các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các nhà máy chế biến và bảo quản nông, thủy sản, …;
  • Các văn phòng đại diện, các công ty chuyên phân phối, bảo hành các thiết bị thuộc lĩnh vực hệ thống nhiệt lạnh và điều hòa không khí;
  • Các đơn vị tư vấn, giám sát, thử nghiệm, kiểm toán năng lượng;
  • Bộ phận quản lý kỹ thuật tại các tập đoàn, các công ty, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, …;
  • Các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài với vai trò là cán bộ quản lý kỹ thuật, chuyên viên kỹ thuật;
  • Các viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực công nghệ kỹ thuật nhiệt, với vai trò là chuyên viên hoặc giảng viên

Về Khoa học và Công nghệ:

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, Bộ môn còn chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp nhằm giải quyết những vấn đề trọng điểm trong khoa học kỹ thuật ngành CN Kỹ thuật nhiệt. Đến nay, các cán bộ của Bộ môn đã công bố 05 bài báo, thực hiện 15 đề tài KH&CN các cấp (gồm cả chủ trì và tham gia). Hàng năm, các cán bộ Giảng dạy của Bộ môn hướng dẫn 10-20 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; hướng dẫn sinh viên tham gia kỳ thi kỹ năng nghề do Bộ LĐTB và XH tổ chức ( Đạt giải Nhất cấp Quốc gia, huy chương Đồng cấp khu vực ASEAN và chứng nhận Tay nghề tại kỳ thi Thế giới năm 2019) và nhiều hoạt động KH&CN khác.

Một số công trình tiêu biểu của Bộ môn đã công bố trong 5 năm gần đây:

  1. Nguyễn Đức Nam, “Mô phỏng số hệ thống bơm nhiệt hai nhiệt độ bay hơi dùng trong sấy lạnh”, Tạp chí KH&CN
  2. Nguyễn Đức Nam, "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống sấy bơm nhiệt để sấy nông sản, thực phẩm", Đề tài KH&CN cấp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  3. Nguyễn Đức Nam, “Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian phát vi sóng đến động học quá trình sấy nghệ bằng bơm nhiệt kết hợp vi sóng tại Việt Nam”. Tạp chí KH&CN
  4. А. В. Дмитриев, В. Э. Зинуров, О. С. Дмитриева, Ву Л. Нгуен. "Улавливание мелкодисперсных твердых частиц из газовых потоков в прямоугольных сепараторах", Вестник Иркутского государственного технического университета, 2018.
  5. А. В. Дмитриев, В. Э. Зинуров, О. С. Дмитриева, В.Л. Нгуен, "Эффективность прямоугольного сепаратора в зависимости от оформления элементов внутри аппарата". Вестник Казанского государственного энергетического университета, 2018.
  6. А.В Дмитриев, В.Э Зинуров, О.С Дмитриева, Ву Л.Нгуен, "Очистка газовых выбросов котельных установок от твердых частиц". Известия высших учебных заведений. Проблемы энергетики, 2020.
  7. A. V. Dmitriev, O. S. Dmitrieva, S. V. Dang, V. L. Nguyen, "Separator for Separation of Finely Dispersed Droplets from Gas Flows Generated by Industrial Enterprises". Chemical and Petroleum Engineering, 2019.
  8. O. S. Popkova, Vu Linh Nguyen, O. S Dmitrieva, I. N. Madyshev, A. N. Nikolaev, "Estimation of Rectangular Separator Efficiency". Journal of Physics: Conference Series, 2019.

Hướng nghiên cứu của Bộ môn:

  1. Thiết kế chế tạo thiết bị sấy
  2. Sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm
  3. Lĩnh vực lạnh và Điều hòa không khí tiên tiến
  4. Robot và tự động hóa trong kho lạnh Logictics
  5. Hệ thống lạnh ghép tầng - ứng dụng trong bảo quản Vacine
  6. Công nghệ lọc bụi trong các Nhà máy nhiệt điện